So sánh sản phẩm
CÔNG TY XUÂN HÒA

Bệnh văn phòng: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh văn phòng: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh văn phòng hay còn được gọi là hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là những bệnh được gây lên từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng. Đối tượng của loại bệnh này là những nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc và làm việc với máy vi tính, giấy tờ, hồ sơ… Bệnh có thể gây ra nhiều phiền toái và tiềm ẩn nguy hiểm cho mọi người.

1. Một số bệnh văn phòng thường gặp

Đau cột sống và khớp

Biểu hiện bệnh phổ biến và rõ rệt nhất với những người ngồi quá nhiều là triệu chứng đau mỏi lưng, ngồi liên tục trong một tư thế nhất định hàng giờ, cơ thể không được vận động thường xuyên nên cột sống dễ bị chùn, đây là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh đau cột sống, thoái hóa cột sống khi có tuổi.
Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh có cảm giác đau nhói các cơ, đau lưng và tê phù chân tay, tình trạng đau mỏi, nhất là đau lưng và đau cơ vai diễn ra khá phổ biến.

Đau ống cổ tay

Đây cũng là một căn bệnh mà những người làm văn phòng thường mắc phải do thường xuyên sử dụng máy vi tính và chuột vi tính. Bệnh hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng ống cổ tay tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu.
Một số triệu chứng điển hình của hiện tượng đau ống cổ tay: tê ngón trỏ và ngón giữa, yếu ngón cái, có thể thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép.

Khô mắt, rối loạn thị giác

Làm việc liên tục với máy tính, quá tập trung với ánh sáng màn hình sẽ khiến mắt không chỉ mỏi, khô, mà còn có thể làm nhức đầu, có cảm giác nôn nao. Ngoài ra khiến mắt dễ bị khô, mắt có khuynh hướng mở to hơn nên cũng nhanh khô, không đủ nước mắt và độ trơn để loại sạch bụi.

Da bị khô, nhiễm xạ từ

Môi trường làm việc trong phòng điều hòa, cửa kính là chủ yếu của công ty khiến cho dân văn phòng gặp phải tình trạng khô da, dị ứng da.  Tình trạng da mất nước, khô rát chính là nguyên nhân gây viêm da, nhiễm khuẩn, nổi mụn. Bức xạ màn hình máy tính, điện thoại cũng khiến da bạn xạm hơn do nhiễm từ.

Dễ căng thẳng thần kinh

Biểu hiện của hình thức này là stress. Nguyên nhân là do những áp lực của công việc và môi trường xung quanh. Stress có thể gây ra một số bệnh như rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, hội chứng đau nửa đầu …

Viêm loét dạ dày

Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày mãn tính là do áp lực công việc nhiều, ít ngủ (một số nhân viên văn phòng quá ít ngyur trưa, hoặc thức khuya để làm việc), ăn uống không điều độ, lúc nhiều lúc ít, uống nhiều rượu bia hoặc ăn uống vội vàng…Thói quen này lâu ngày trở thành đau dạ dày, hoặc viêm loét dạ dày.

Béo bụng

Dân văn phòng dù nam hay nữ thì phần bụng đều có xu hướng béo hơn bình thường. Nguyên nhân do ngồi nhiều, ít vận động khiến lượng mỡ tích tụ vào vùng bụng nhiều hơn.
Ngoài những vấn đề trên liên quan đến các bệnh đau vai, đau lưng, đau cột sống, khô mắt, khô da, căng thẳng stress… thì những người có thói quen ngồi nhiều cũng dễ mắc các bệnh về tĩnh mạch do ngồi nhiều như suy giãn tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch thừng tinh, huyết khối tĩnh mạch sâu…

2. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh văn phòng

Do môi trường làm việc

Trong môi trường làm việc do phải tiếp xúc nhiều trong phòng lạnh, máy điều hòa ít có không khí tự nhiên và ánh sáng mặt trời. Chính vì thế tỷ lệ các bệnh văn phòng ngày một gia tăng.
  • Máy điều hòa: Sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ thấp trong một thời gian là nguyên nhân khiến bạn nhiễm các bệnh về hô hấp, làn da bị khô, viêm ngứa hoặc mụn nhọt.
  • Màn máy tính: Các màn máy tính cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh như nhức đầu, mỏi mắt và giảm năng suất làm việc. Một số thống kê cho thấy, ngồi máy tính nhiều sẽ giảm thị lực 83%, tổn hại xương khớp, đau lưng, đau vai là 51,1%, đau đầu 56,1% và chán ăn 54,4%.

Do tính chất công việc

  • Đặc trưng của người làm văn phòng là làm việc bằng trí óc nên cường độ làm việc thường căn thẳng, áp lực cao hơn dễ dẫn đến tình trạng Stress ở văn phòng.
  • Ngoài ra dân văn phòng thường xuyên phải ngồi làm việc nhiều giờ trên ghế nên rất dễ gặp các vấn đề ngồi sai tư thế như khom lưng, ngồi nằm bò ra bàn hoặc tỳ ngực vào bàn … Những tư thế này ngồi lâu trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống, thoái hóa xương khớp và đau lưng, mỏi vai gáy…
  • Làm việc quá sức cũng là một trong những vấn đề gây lên các bệnh văn phòng. Khi dân công sở phải ngồi làm việc suốt cả ngày sẽ khiến các bó cơ bị kéo căng, mất cân bằng vi chất trong cơ dẫn đến chấn thương, căng cứng các cơ và hình thành lên các bệnh liên quan về cơ, khớp.

3. Cách khắc phục các bệnh đau, mỏi, vai gáy cho dân văn phòng

Đối với những người làm công việc liên quan đến văn phòng, làm việc với máy vi tính nhiều, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe tốt ngay tại nơi làm việc, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Ngoài ra, các bạn nên tìm cách cân bằng giữa ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động thể chất khác sẽ giúp giảm tải cho cột sống vì phần lớn khối lượng lưng đã dồn vào lưng ghế. Các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn.
Một số lưu ý về tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng:

·Tư thế chân

Bạn không nên ngồi vắt chéo chân khiến các mạch máu bị siết chặt, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Đặc biệt đối với phái nữ, không đi giày cao gót khi ngồi làm việc. Phần đầu gối và bắp chân tạo thành góc vuông. Đùi đặt bằng phẳng trên đệm ghế ngồi. Bàn chân đặt bằng phẳng trên nền và vuông góc với bắp chân. Nếu có thể bạn hãy sử dụng một chiếc ghế nhỏ để kê chân cho thoải mái.

·Tư thế lưng

Phần lưng và chân tạo thành góc từ 100 đến 135 độ. Nếu chiếc ghế ngồi có độ sâu dài hơn hông của bạn, bạn nên dùng 1 chiếc gối tựa đằng sau để lưng không bị trượt xuống dẫn đến căng cơ, đau lưng.

·Tư thế tay

Cánh tay nên đặt sát vào hai bên cơ thể, gập một góc 90 độ khi đánh máy. Không nên tì tay vào bàn phím khi đánh máy. Dùng cả bàn tay để giữ và di chuột.

·Tư thế mắt

Để tránh đau mỏi vai gáy thì bạn hãy thả lỏng vai, cổ, khi ngồi làm việc trước máy tính phải đặt mắt đúng vị trí ngang màn hình. Nếu mắt để thấp cổ phải trượt xuống dưới gây đau vai, cổ, còn nếu để cao hơn thì lưng phải uốn cong ảnh hưởng đến cột sống.
Vị trí ngồi đúng khi làm việc với máy tính là đặt ngay bàn phím phía trước, màn hình máy tính cách cơ thể một cánh tay.
Nếu ngồi lâu thấy hiện tượng mắt mờ, khô hay hằn đỏ thì bạn nên điều chỉnh lại độ sáng của màn hình, điều chỉnh phông chữ, tránh ngồi tại những nơi có ánh sáng chiêú trực tiếp vào màn hình gây chói lóa mắt. Điều chỉnh độ cao của bàn và độ cao của ghế để có một tư thế ngồi thoải mái nhất.

4. Những mẫu ghế giúp ngồi hạn chế tình trạng đau lưng, cong, vẹo cột sống

Mẫu ghế xoay cho vị trí giám đốc

Với thiết kế trang nhã, hiện đại và sang trọng, mẫu ghế xoay giám đốc chính là lựa chọn hoàn hảo cho mọi không gian văn phòng làm việc của lãnh đạo.
Các bộ phận của ghế được thiết kế dành riêng, hỗ trợ người ngồi đúng tư thế, hạn chế tình trạng đau lưng, cong vẹo cột sống và các bệnh văn phòng khác. Nguyên vật liệu cao cấp bền đẹp theo thời gian.

Ghế giám đốc GGD-15-00

Ghế giám đốc GGD-13-00

 

Mẫu ghế xoay trưởng phòng

Mẫu ghế xoay trưởng phòng thuộc dòng Future Ofice được thiết kế dành riêng cho vị trí lãnh đạo công ty. Thiết kế sang trọng, hiện đại, năng động.


Ghế trưởng phòng GTP-16-00

Ghế  trưởng phòng GTP-12-00

 

5. Một số bài tập vận động nhẹ cho dân văn phòng

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp ở nhân viên văn phòng và những đối tượng thường xuyên làm việc trong tư thế ít thay đổi. Nguyên nhân chính dẫn đến đau vai gáy xuất phát từ tư thế sai khi ngồi làm việc hoặc trong sinh hoạt, căng thẳng thần kinh, tai nạ hay chấn thương.
Để hạn chế những tình trạng này, người bệnh nên dành ra 5 phút mỗi ngày để thực hiện một số bài tập vận động nhẹ nhàng cho dân văn phòng sau đây:

Động tác 1: Sphinx pose (tư thế nhân sư)

Cách thực hiện; Đầu tiên bạn nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai tay chống xuống sàn, khuỷu tay hướng ra sau. Sau đó, bạn giữ chặt lưng, mông và đùi, từ từ dùng hai tay nâng phần thân trên đảm bảo bụng không rời khỏi sàn, ưỡn ngực, cằm hướng ra phía trước, hít sâu.
Trong quá trình thực hiện, bạn cần giữ tư thế trong 10 -15 giây, hít thở đều, lặp lại động tác 5 lần.
Tác dụng: Rèn luyện với động tác này thường xuyên sẽ giúp bạn kéo dài và giải phóng các chèn ép ở cột sống, đặc biệt vùng cột sống cổ.

Động tác 2: Cat-cow pose (tư thế con mèo/con bò)

Cách thực hiện: Chống hai tay và đầu gối xuống sàn, giữ phần vai thẳng với cổ tay, phần hông thẳng với đầu gối. Sau đó, bạn hít sâu, thả lỏng phần bụng hướng xuống sàn, ưỡn ngực, ngẩng đầu lên.
Tiếp theo, bạn thở ra chậm rãi, hóp bụng và đẩy cong phần lưng lên trần nhà, cúi cằm sát vào hõm ngực, siết chặt cơ mông, lặp lại động tác từ 5 -10 lần.
Tác dụng của bài tập này giúp cột sống cổ linh hoạt hơn, giảm căng thẳng và đau nhức.

Động tác 3: Cow face pose (tư thế mặt bò)

Cách thực hiện: Đầu tiên bạn ngồi thẳng lưng, đặt tay cạnh người, co chân trái và chân phải. Bạn tiếp tục gập chân trái sao cho gót chân trái chạm hông bên phỉa, sau đó gập chân phải chồng lên chân trái.
Tiếp theo bạn hít thở vào , đưa tay phải về phía trước song song với sàn nhà, vòng tay phải sau lưng, gập tay phải, từ từ đưa tay trái lên, gập tay trái, hai tay nắm lấy nhau sau lưng, kéo căng, giữ yên tư thế này trong khoảng 20 giây, sau đó đổi bên.
Thực hiện liên tục như vậy và lặp đi lặp lại 5 lần.
Tác dụng của bài tập trên giúp chữa đau vai gáy hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe cho phần trên.

Động tác 4: Thread the needle pose (tư thế luồn kim)

Cách thực hiện: Đầu tiên, chống hai tay và đầu gối xuống sàn, nâng tay trái lên khỏi mặt đất, luồn trái qua không gian giữa tay phải và chân phải, đẩy vai xuống hết mức có thể, lòng bàn tay trái hướng lên.
Khi đó, bạn giữ hông thẳng, phần trên của cơ thể hướng tự nhiên về phái bên phải, giữ yên tư thế từ 30 giây đến một phút.
Bạn thoát khỏi tư thế bằng cách ấn bàn tay phải xuống sàn, nâng cơ thể lên và trở về tư thế ban đầu, lặp lại các bước tương tự với phía còn lại.
Tác dụng: Bài tập trên giúp giãn cơ vùng cổ và vùng vai, hỗ trợ máu huyết lưu thông tốt.
Trên đây là 4 động tác cơ bản giúp chữa đau vai gáy, giãn cơ vùng đốt sống và tăng cường sức mạnh cho sức khỏe bạn có thể tham khảo và áp dụng. Bên cạnh đó, bạn nên có chệ độ ăn uống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ. Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, giảm căng thẳng, áp lực.

———————————
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT XUÂN HÒA
"Tiêu chuẩn quốc tế - Giá trị bền lâu"
Địa chỉ: Số 7 Phố Yên Thế, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.8235081/80/82/83
Email: Xuanhoa@xuanhoajsc.com

 
footer
Liên hệ cho chúng tôi qua ZaloLiên hệ cho chúng tôi qua Messenger